Cách để nuôi gà tre đá cựa sắt thì không khó nhưng cần đòi hỏi sự tỉ mỉ cao độ. Phải chăm chút từng tí một thì gà mới khỏe và đảm bảo được trong mỗi trận chiến. Nuôi quân 3 năm nhưng chỉ dùng trong 1 giờ nên việc này là hết sức quan trọng. Vì thế không phải chỉ cần cho ăn tốt là được mà có một chế độ luyện tập thể lực cũng sẽ khá quan trọng. Hãy cùng lắng nghe những kinh nghiệm cho vấn đề này nhé.
Nuôi và huấn luyện gà tre đá tốt nhất
Cách nuôi gà tre đá tốt nhất là những con gà trống từ khoảng 7 tháng tuổi trở đi thì ta phải tách riêng khỏi đàn, dùng bội úp mỗi con gà trống riêng ra hoặc có thể nhốt vào ô chuồng. Mục đích tách riêng ra khỏi đàn đó là không cho gà trống tơ đi đá lộn và cản mái bậy sẽ làm bể gà (mất sức), sau này gà sẽ không có lực.
Hàng ngày, cứ từ 7 – 9 giờ sáng đem gà phơi nắng, phơi ít hay nhiều tùy theo mùa. Nếu như trời quá nắng thì nên phơi gà ít lại, tránh trường hợp gà bị hốc nắng, dẫn đến một vài bệnh và sẽ không được tốt cho những chiến kê. Sau khi phơi nắng ta đem úp gà vào mát để gà nghỉ ngơi, sau khoảng 15 phút thì mới được tắm cho gà vì lúc này cơ thể gà cũng đã trở lại bình thường. Không nên tắm cho gà khi mới đem phơi nắng vô vì sẽ rất dễ bị nhiễm nước và gây ra một số bệnh như là: chảy nước mũi, cảm cúm… làm gà mất sức không chiến đấu nổi.

Mang gà đi phơi nắng
Giai đoạn tập luyện cho gà tre đá: Đây là giai đoạn khá quan trọng anh em nào đang quan tâm đến cách để nuôi gà tre đá tốt thì cần phải lưu ý: Để chiến kê có sức bền thì từ khoảng 2 đến 3 ngày ta xổ gà 1 lần, xổ 1 đến 2 tuần hoặc nếu như ai kĩ thì có thể xổ 3 đến 4 tuần rồi ta mới cho gà ra đấu trường. Sau khi đã xổ gà xong bước tiếp theo vô nghệ cho gà, mục đích là làm lớp da gà săn chắc, cách thực hiện như sau: ta mài nghệ ra khay rồi trộn với ít muối sau đó đổ rượu vào, lấy cọ quét lên những vùng đã cắt tỉa lông như: vùng đầu, 2 hông, cổ, 2 nách cánh, 2 chân, 2 đùi và các ngón chân.
Cách nuôi gà tre đá gà cựa dao tăng thể lực – Cho gà quần bội
Sáng sớm lúc 7-8 giờ ta úp gà ngoài sương, cho 1 con gà ở trong bội (bội nhỏ úp trong và bội lớn úp ngoài) cùng 1 con ở bên ngoài bội để cho gà chạy bội làm tăng thể lực, phải đảm bảo 2 con không đụng mỏ với để nhau tránh rách mỏ.
Giai đoạn vô mồi cho gà đá: Bồi dưỡng thức ăn bổ cho gà đá sắp ra trận, sau đó hãy cho gà nghỉ ngơi và không quần bội nửa, cũng không cho xay xổ đến ngày đá. Trước khi cho gà ra trận, ta nên xem thử nó có còn sung hay không?, nếu thấy có biểu hiện không được khỏe không nên cho thi đấu vì sẽ bất lợi về cho mình.

Cho gà quần bội
Giai đoạn chăm sóc vết thương của gà: Nếu gà tre khi đá bị đâm cựa làm cho phù mình, phù đầu thì ta nên lấy sạch phù đi rồi cho gà uống thuốc. Chăm sóc các vết thương mỗi ngày cho gà, ta nên đắp khăn nóng, xoa nghệ cho gà để vết thương nhanh lành. Giai đoạn này gà còn khá yếu, nên cho ăn nhưng thức ăn nào mềm dễ tiêu và hạn chế vận động để cho gà nghỉ ngơi.
Dinh dưỡng phù hợp trong cách nuôi gà tre đá
Thức ăn chủ yếu của gà là: rau, thịt heo nạc, giá, cà chua, lúa, thịt bò, lươn, tôm. Nhưng tùy vào gà ốm hay mập ta chia thành nhiều bữa ăn sao cho hợp lý.
Gà ốm có thể cho ăn 4 lần/ngày (sáng, trưa, chiều) cộng với ăn khuya.
Gà mập thì cho ăn 2 lần/ngày (sáng, chiều) và hãy giảm bớt khẩu phần thức ăn của gà lại.
Ví dụ: Thức ăn chủ yếu là rau, lúa và thịt cho ăn ít lại.

Dinh dưỡng phù hợp trong cách nuôi gà tre
Và trên là những phương pháp để nuôi đá tre đá cựa sắt, hi vọng sẽ giúp ích cho anh em. Anh em có thể tham khảo và áp dụng để mang lại hiệu quả tốt nhất cho gà chiến của mình trong những trận đá gà trực tiếp. Chúc anh em thành công!