Để sở hữu những chú gà nòi đá mãnh lực trên đấu trường đá gà trực tiếp, sư kê cần đầu tư rất nhiều công sức và tiền bạc trong kỹ thuật nuôi gà. Việc lựa chọn giống nòi và chăm sóc làm sao để phát huy hết ưu điểm của chúng là cả một quá trình dài. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp các sư kê hiểu hơn về kỹ thuật nuôi gà nòi đá chi tiết và đầy đủ nhất.
Cách chọn giống gà nòi chất lượng
Việc chọn bố mẹ làm giống rất quan trọng vì điều này quyết định đến khả năng đá của chiến kê sau này, giúp sư kê tiết kiệm được thời gian và tiền bạc trong quá trình chăm sóc. Sư kê nên ưu tiên chọn gà nòi mẹ vừa khỏe, vừa dữ với những đặc điểm ngoại hình như sau: vai vóc, sâu lườn, trường đòn và đầu mỏ. Gà nòi mái thường được chọn phối giống từ 1 đến 6 tuổi.
Đối với gà nòi bố, sư kê nên chọn những con gà trống có từ 2 độ trở lên với độ tuổi từ 2 – 5 năm. Khoảng thời gian giao phối đẹp nhất là từ cuối tháng 12 đến đầu tháng Giêng, kết hợp cùng với chế độ ăn uống hợp lý sẽ cho ra đàn con khỏe mạnh.

Chọn giống gà nòi chất lượng
Cách nuôi gà nòi đá chuẩn nhất
Xây dựng chuồng trại
Sư kê cần tham khảo ý kiến từ các kỹ sư nông nghiệp hoặc những người có nhiều kinh nghiệm để đảm bảo đầu tư đúng cách. Trong quá trình thiết kế chuồng, sư kê cần chú ý đến một vài yếu tố như sau:
- Xác định số lượng gà cần nuôi để xác định diện tích.
- Thiết kế chuồng thoáng mát, sạch sẽ và tránh kín gió.
- Trang bị hệ thống đèn sưởi đủ nhiệt độ cho gà.
Thức ăn cho gà nòi – Yếu tố quan trọng trong nuôi gà nòi đá
Thức ăn chính cho gà nòi là ngũ cốc, hạt ngô và thóc, kết hợp cùng với một số rau – củ – quả và mồi để cung cấp protein cho sự phát triển của gà chiến. Vào mỗi thời kỳ, sư kê nên xây dựng khẩu phần riêng phù hợp như sau:
- Gà con tách mẹ: 10% cám gạo, 20% ngô, 20% cá nấu chín, 20% rau và 30% thóc.
- Gà đạt 0.5 kg: bổ sung thêm 30% thức ăn công nghiệp.
- Gà nòi trống thi đấu: bổ sung thêm 0.25kg lúa, 0.1kg giá đỗ, 0.1kg thịt bò và lươn, cung cấp thêm lòng đỏ trứng, vịt lộn, giun, tép, chuối xiêm,…

Thức ăn cho gà nòi
Chế độ luyện tập cho gà nòi
- Vần hơi: áp dụng cho gà tơ từ 7 đến 8 tháng tuổi. Sư kê tiến hành bịt mỏ và cựa để gà chiến chỉ dùng cổ là chính trước những đòn đánh của đối thủ. Vần hơi giúp gà rèn luyện được sức bền và sức chịu đựng rất tốt.
- Chạy lồng: phương pháp luyện giúp tăng sự săn chắc ở phần bắp thịt của đùi và chân gà. Sư kê tiến hành nhốt gà vào bội tre, chụp thêm bội tre khác bên ngoài để ngăn cách 2 con gà chiến.
- Vào nghệ: sử dụng hỗn hợp rượu, nghệ cùng với các vị thuốc để bôi lên thân gà, làm da gà dày và đỏ đẹp hơn, đồng thời tăng khả năng chịu đòn của cơ thể.
- Dầm cán: sư kê tiến hành ngâm chân gà vào dung dịch thuốc trộn với nước tiểu và muối. Phương pháp này giúp chân gà trở nên cứng cáp, săn chắc và ra đòn đau hơn.
Những lưu ý khi nuôi gà nòi
Sư kê cần vệ sinh chuồng, trại thường xuyên để đảm bảo môi trường trong lành cho gà đá gà cựa dao chiến phát triển: vệ sinh máng ăn và máng uống sạch sẽ, thay máng chứa phân, quét dọn thức ăn bị rơi vãi,…
Bên cạnh đó, sư kê cần lên kế hoạch tiêm vắc xin đầy đủ để đảm bảo gà có sức đề kháng tốt và tránh gặp những căn bệnh nguy hiểm thường gặp ở gà như: bệnh Gumboro, bệnh tụ huyết trùng,…

Những lưu ý khi nuôi gà nòi
Trên đây là toàn bộ những thông tin về kỹ thuật nuôi gà nòi đá chi tiết và đầy đủ nhất. Đón xem thêm nhiều bài viết về cách chăm sóc gà khác tại đây nhé!