Kỹ thuật làm chuồng nuôi gà chọi là một trong những điều quan trọng giúp chiến kê phát triển hiệu quả. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu các cách làm chuồng nuôi gà đá tiết kiệm chi phí, hiệu quả cao với nhiều kiểu thiết kế và chất liệu khác nhau.
Hướng dẫn cách làm chuồng nuôi gà chọi đơn giản, hiệu quả
Những yêu cầu kỹ thuật cần biết trước khi làm chuồng nuôi gà chọi
Làm chuồng nuôi gà chọi đạt tiêu chuẩn; đúng kỹ thuật để giúp chiến kê phát triển tốt nhất thì cần đáp ứng các đặc điểm như:
- Khi nuôi gà đá cần đảm bảo chuồng nuôi có diện tích đủ rộng để chiến kê đi lại thoải mái. Đồng thời đảm bảo chiều rộng, chiều cao để chiến kê có thể bay nhảy quạt cánh.
- Diện tích chuồng nuôi gà chọi khoảng từ 2 – 4 m2 và cao khoảng 1m trở lên.
- Làm chuồng nuôi gà chọi cần đảm bảo phần nền chuồng bằng phẳng bằng để dễ quét dọn, vệ sinh. Nên làm nền chuồng bằng đất nện cứng để giúp gà không bị hư hại móng và chân.
- Phần mái chuồng gà cần có sự cao ráo và hơi nghiêng để tránh bị đọng nước.
- Xung quanh chuồng nuôi gà chọi cần phải đảm bảo vừa kín đáo vừa thoáng mát, đủ độ ấm và ngày mưa và ngày trời lạnh. Đồng thời đảm bảo tránh được mưa, gió và tình trạng gà cắn mổ nhau gây hư mỏ, đầu hay chân cẳng.
- Bên trong chuông nên gác một khúc cây ngang cao hơn mặt nền khoảng 3 tấc để cho gà đậu.
Chia sẻ các cách làm chuồng nuôi gà chọi đơn giản, dễ thực hiện
Nhiều người lo lắng việc làm chuồng nuôi gà chọi sẽ tốn kém vì cần tạo chuồng chắc chắn để sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, có rất nhiều cách làm chuồng nuôi gà chiến kiểu dáng khác nhau bằng đá dạng nguyên vật liệu. Anh em có thể tận dụng nguyên liệu có sẵn; dễ kiếm và tự làm ngay tại nhà theo phong cách và sở thích của mình.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm được nhiều sư kê lâu năm chia sẻ cho rằng cách hiệu quả để nhất để nuôi gà chọi là sử dụng lồng sắt. Để giúp tránh trường hợp gà chọi gây nhau, thông thường người ta sẽ làm chuồng 2 phương án là xây dựng chuồng kiên cố bằng gạch hoặc làm lồng đơn giản, chắc chắn bằng sắt hoặc bằng tre.
Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn một số cách làm chuồng nuôi vừa tiết kiệm chi phí vừa đạt hiệu quả cao.
Làm chuồng nuôi gà chọi bằng lưới
Cách làm chuồng bằng lưới và sắc chắc chắn là một trong những phương pháp đơn giản; dễ thực hiện và đẹp mắt. Kiểu chuồng này có lợi thế là sạch sẽ, thông thoáng, không gây ám mùi.
Tuy nhiên, chuồng gà làm bằng luói cần đặt ở vị trí có mái che cao hơn; kích thước chuồng phụ thuộc vào kích thước hay độ lớn của chiến kê. Nền chuồng có thể làm bằng xi măng bằng phẳng rải trấu hoặc cát lên phía trên để giúp gà thoải mái khi vận động. Đồng thời cũng giúp dễ dàng vệ sinh và giúp chiến kê hạn chế được một số bệnh gia cầm thường gặp.
Cách làm chuồng bằng lưới và sắt
Cách làm chuồng nuôi gà chọi bằng cây gỗ hoặc tre
Ngoài kiểu làm chuồng nuôi gà chọi bằng sắt thì mẫu chuồng bằng gỗ cũng rất đơn giản; đẹp và được nhiều người ưa chuộng. Khi xây dựng chuồng gà bằng gỗ, sư kê nên chọn hướng Đông Nam. Tốt nhất nên đặt vị trí chuồng nuôi gà chọi ở nơi có vườn cây mát mẻ. Kiểu chuồng nuôi gà đá bằng gỗ này thích hợp khi nuôi số lượng ít gà chọi.
Cách làm chuồng nuôi này như sau:
- Đầu tiên anh em cần chọn cây gỗ hoặc tre, nứa chắc chắn để làm khung chuồng.
- Làm chuồng gà có chiều rộng từ 1.5 – 3m, chiều dài từ 3 – 3.5m. Phần mái chuồng nên làm cao thoáng và có thể lợp bằng lá để giữ nhiệt độ mát mẻ vào mùa hè và ấm áp trong mùa đông.
Làm chuồng nuôi gà chọi bằng cây gỗ hoặc tre hiệu quả
Kinh nghiệm làm chuồng nuôi gà chọi bằng gạch chắc chắn
Với những sư kê nuôi gà đá gà cựa dao số lượng lớn thì nên làm chuồng bằng gạch; sẽ giúp tránh được nắng, mưa tốt hơn. Khi xây dựng mô hình chuồng nuôi gà bằng cách anh em nên tham khảo và đảm bảo các yếu tố như:
- Không gian chuồng nuôi gà đủ rộng và cao để gà có thể đi lại thoải mái; tránh bị tù túng kém linh hoạt.
- Kích thước chuồng nuôi gà nên rộng từ 1 – 3m, cao khoảng 1m. Nếu có đất rộng thì nên xây chuồng rộng hơn để nuôi gà chọi.
- Nền chuồng nên làm bằng xi măng bằng phẳng và trải thêm một lớp cát hoặc trấu dày khoảng từ 12 – 20cm. Điều này nhằm giúp chiến kê không bị hư hỏng móng và bàn chân.
- Mái chuồng cần được làm cao và dốc để tạo sự thoáng mát và không bị đọng nước.
- Bên trong chuồng nuôi gà chọi cần có khúc cây hoặc xà cao cách mặt nền chuồng khoảng 30cm để gà đậu lên.
- Vách quanh chuồng làm bằng gạch kín đáo để giảm thiểu tình trạng bị mưa, gió hắt vào. Làm tường kín cũng nhằm để gà chiến không thấy mặt nhau; không cự nhau hạn chế gây hư đầu, chân mỏ gà.
Cách làm chuồng bằng gạch chắn chắn, tiết kiệm diện tích
Kết bài
Hy vọng qua bài chia sẻ kỹ thuật làm chuồng nuôi gà chọi này anh em sẽ có thêm kiến thức bổ ích để chăm sóc những con gà chiến đá gà trực tiếp của mình đạt hiệu quả cao. Chúc anh em thành công!
Xem thêm : Thuốc nuôi gà đá 3 ngày cuối – Bí kíp từ sư kê dày dặn kinh nghiệm